​Nhà máy điện rác Sóc Sơn điểm sáng công nghệ đốt rác thải sinh hoạt phát điện

Chất thải rắn sinh hoạt ở Việt Nam có độ ẩm cao, chưa được phân loại, nhiệt trị thấp nên việc lựa chọn loại công nghệ phù hợp để xử lý chất thải là vô cùng cần thiết. Công nghệ lò đốt ENERGINE@ tiên tiến nhất thế giới đã được áp dụng tại nhà máy điện rác Sóc Sơn đã thực sự phát huy hiệu quả.
 
Hình ảnh: Toàn cảnh Nhà máy Điện rác Sóc Sơn hiện tại
 
Việc thu  gom, vận chuyển và xử lý chất  thải rắn đã và đang là một bài toán khó đối với nhà quản lý. Chất thải rắn gia tăng nhanh chóng về lượng, đa dạng về thành phần vẫn chưa được phân loại tại nguồn gây khó khăn cho công tác xử lý.

Với đặc điểm chất thải rắn sinh hoạt ở Việt Nam độ ẩm cao, chưa được phân loại, nhiệt trị thấp nên việc lựa chọn loại công nghệ phù hợp để xử lý chất thải là vô cùng cần thiết.
Tập đoàn China Tianying(CNTY) - EUTY là một tập đoàn đa quốc gia hoạt động trong lĩnh vực dịch vụ môi trường đô thị và năng lượng mới. Với hơn 300 cơ sở xử lý chất thải rắn trên toàn thế giới, công suất xử lý của Công ty có thể đạt đến 5.000 tấn/ngày. Tập đoàn CNTY- EUTY sở hữu công nghệ lò đốt ENERGINE@ tiên tiến nhất thế giới, kiểu Waterleau của Bỉ, công nghệ lò ghi cơ học. Là tập đoàn duy nhất trên toàn cầu có thể sản xuất lò đốt rác thải siêu lớn hiệu quả cao công suất lên đến 850 tấn/ngày/lò đốt.

Nhà máy điện rác là một loại nhà máy sản xuất điện năng bằng cách đốt cháy rác thải, cũng được gọi là nhà máy xử lý rác thải. Quá trình này tạo ra nhiệt năng từ việc đốt cháy rác, sau đó sử dụng nhiệt năng này để tạo ra hơi nước, sau đó sẽ tạo ra điện. Điện rác có thể giúp xử lý rác thải một cách hiệu quả và đồng thời tạo ra nguồn năng lượng tái tạo.

Tại Hà Nội, mỗi ngày phát sinh từ 6.500 -7.000 tấn rác/ngày, vấn đề ùn đọng rác thải đang gây nhức nhối với người dân và cũng là bài toán khó đối với nhà quản lý. Bãi rác Nam Sơn (huyện Sóc Sơn) sau hàng chục năm chôn lấp đã rơi vào tình trạng thiếu chỗ chôn rác, tràn nước rỉ rác, tiềm ẩn nguy cơ xảy ra các sự cố về môi trường.
 
Hệ thống vận hành tự động bên trong nhà máy điện rác Sóc Sơn
 
Đến nay, nhờ sự vận hành của Nhà máy đốt rác phát điện Thiên Ý, vấn đề ùn tắc rác ở bãi rác Nam Sơn đang từng bước được giải quyết. Cụ thể ngày 25/07/2022 nhà  máy điện rác Sóc Sơn đã chính thức vận hành, được hòa lưới điện quốc gia với công suất phát điện là 15 MW ở giai đoạn 1. Hiện tại nhà máy đã đưa được 2 tổ máy có công suất 60 MW vào vận hành thương mại cung cấp điện cho khoảng 5.000 hộ dân. Dự kiến Quý 02 năm 2024 hoàn thành thủ tục tổ máy 3.Tổng công suất phát điện khoảng 90 MW và tổng lượng rác được xử lý 5000 tấn/ngày khoảng 70% lượng rác thải sinh hoạt tại Thủ đô.

Từ những đánh giá dựa trên tiêu chí lựa chọn công nghệ; công nghệ lò ghi cơ học kiểu Waterleau là phù hợp với đặc điểm rác thải rắn sinh hoạt ở Việt Nam; Các biện pháp xử lý khí thải; nước thải; xỉ đáy lò; tro bay: đáp ứng yêu cầu xử lý, các nguồn thải đạt các Quy chuẩn hiện hành của Nhà nước Việt Nam; đặc biệt Dự án không phát sinh mùi hôi, sẽ không gây bức xúc trong xã hội như biện pháp chôn lấp; làm phân hay đốt bỏ đang phổ biến hiện nay ở Việt Nam;

Tại Việt Nam, công nghệ này đang được áp dụng cho Dự án Nhà máy Điện rác Sóc sơn xử lý chất thải rắn sinh hoạt công suất 5000 tấn/ngày, phát điện 90MW/h, là dự án lớn nhất Đông Nam Á và lớn thứ 2 thế giới, ngoài ra còn được áp dụng tại Dự án Nhà máy điện rác Thanh Hóa, Nhà máy điện rác Phú Thọ với công suất xử lý chất  thải rắn sinh  hoạt 1000 tấn/ngày, công suất phát điện 18MW/h được Bộ TNMT thẩm định công nghệ tại văn bản số 1833/BTNMT-TCMT ngày 20/04/2021.

Được biết, nhà máy Điện rác Sóc Sơn lựa chọn sử dụng công nghệ lò ghi cơ học kiểu Waterleau của Bỉ dựa trên các tiêu chí về công nghệ như mức độ cơ khí hóa, tự động hóa, khả năng mở rộng, nâng công suất, mức độ tiên tiến, ưu việt của công nghệ xử lý chất thải rắn sinh hoạt. Việc vận hành hoạt động của nhà máy được thực hiện tự động hóa và liên tục ở hều hết tất cả các công đoạn, được xử lý, nạp liệu liên tục.

Xử lý triệt để lượng chất thải rắn không qua phân loại bằng công nghệ xử lý tiên tiến với các trang thiết bị, máy móc và dây truyền được nhập khẩu đồng bộ từ Mỹ, Đức, Đan Mạch, Phần Lan, Trung Quốc. Phương pháp đốt có tận dụng  nhiệt góp phần bổ sung điện năng phục vụ cho xã hội đồng thời giảm thiểu sử dụng các nguồn than đá; khí đốt sử dụng cho công nghệ phát điện hiện nay.

UBND thành phố Hà Nội vừa ban hành Kế hoạch số 284/KH-UBND ngày 19 tháng 12 năm 2023 về việc phát triển năng lượng tái tạo trên địa bàn thành phố Hà Nội năm 2024. Theo đó, thành phố đặt mục tiêu phấn đấu phát triển thêm khoảng 67MW từ điện rác, đưa tổng nguồn năng lượng từ xử lý rác của thành phố Hà Nội đạt khoảng 129,3MW.
Một trong những giải pháp thực hiện là lựa chọn công nghệ xử lý rác có thu hồi năng lượng hiện đại, hiệu suất cao để phát điện đối với các dự án đầu tư mới tại các khu xử lý rác thải sinh hoạt.
Nguồn: PV